KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN VỊ TRÍ QUẢN LÝ CỬA HÀNG, NHÀ HÀNG

Vị trí quản lý rất đặc thù so với các vị trí nhân viên. Thông thường, các vị trí quản lý sẽ được tuyển chọn từ nhân sự đã gắn bó và hoạt động lâu dài với tổ chức bởi họ đã có kinh nghiệm và có hiểu biết đầy đủ về tổ chức. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều công ty và tổ chức lựa chọn quản lý thông qua ứng tuyển-phỏng vấn để tìm kiếm người thực sự có năng lực

1. Khi nào nên ứng tuyển vị trí quản lý?

Khi ứng tuyển vào vị trí quản lí, bạn cần tích lũy một vốn kinh nghiệm tương đối phong phú và nắm vững đầy đủ một số kỹ năng để ứng tuyển thành công. Tùy vào từng ngành nghề cũng như năng lực của từng cá nhân, thời gian thích hợp để ứng tuyển sẽ khác nhau, vị trí quản lí cửa hàng và nhà hàng sẽ yêu cầu bạn có trung bình ít nhất khoảng 3 năm kinh nghiệm.

Bạn có thể tìm các  nói chung và  việc làm quản lý cửa hàng hoặc tại các trang web tuyển dụng như  hoặc theo dõi tin tuyển dụng trên trang web của các công ty, tổ chức bạn mong muốn.

2. Những kỹ năng nhà tuyển dụng yêu cầu về người quản lý

Người quản lý là người quán xuyên, chịu trách nhiệm chung cho các hoạt động của nhà hàng, cửa hàng. Vì thế, bên cạnh các kỹ năng mà nhân viên cần có như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm…, các nhà tuyển dụng thường có những yêu cầu đặc thù mà một người quản lí nên có để đảm bảo nhà hàng hay cửa hàng kinh doanh được trơn tru và phát triển. Việc chuẩn bị tốt các kỹ năng này sẽ góp phần tăng khả năng ứng tuyển thành công của bạn.

+ Kỹ năng lãnh đạo: Người quản lý là người đứng đầu nên hiển nhiên họ cần phải có kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo là khả năng tổ chức, sắp xếp công việc, định hướng mọi người trong nhóm, tổ chức để hướng tới đạt được mục tiêu chung. Đây là kỹ năng quan trọng nhất của người lãnh đạo, bạn cần trau dồi, tích lũy kỹ năng này trước khi đi vào rèn luyện kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công

+ Kỹ năng xử lý vấn đề: Khi quản lý vận hành một nhà hàng hay cửa hàng, người quản lí sẽ là người đứng ra giải quyết các vấn đề mà nhà hàng hay cửa hàng gặp phải. Kỹ năng xử lí vấn đề là khả năng giải quyết các biến cố, sự việc nằm ngoài dự đính, không mong muốn.

3. Những câu hỏi phỏng vấn quản lý cửa hàng, nhà hàng

Trước khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi dành cho vị trí quản lý cửa hàng, nhà hàng. Bên cạnh các câu hỏi cơ bản của các buổi phỏng vấn như , Điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì… Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến và gợi ý trả lời dành cho các ứng viên:

+ Bạn làm thế nào để tạo động lực làm việc cho nhân viên? Là một người quản lý, tôi tin rằng sự gắn bó, động viên kịp thời chính là chìa khóa tạo động lực cho nhân viên. Tôi tin rằng tạo động lực có thể đến từ những việc nhỏ nhất là như là một lời khen, lời khiển trách kịp thời, tạo những phần thưởng “nóng” để các nhân viên gia tăng sự cạnh tranh, từ đó thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ, hiệu quả hơn.

+ Bạn có triết lý kinh doanh nào dành cho khách hàng của nhà hàng/cửa hàng không? Triết lý của tôi là dịch vụ tốt nhất, phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất, trải nghiệm của khách hàng sẽ được đặt lên hàng đầu. Tôi tin rằng việc coi trọng và đặt khách hàng lên ưu tiên hàng đầu là bí quyết thành công bền vững cho nhà hàng/cửa hàng.

Tập trả lời những câu hỏi phỏng vấn quản lý để ứng tuyển thành công

+ Có một vị khách đem sản phẩm đã sử dụng rồi đến đổi trả và làm ầm lên với nhân viên của bạn. Bạn sẽ xử lí như thế nào? Trước hết, tôi sẽ xin lỗi khách vì trải nghiệm chưa tốt khi sử dụng sản phẩm là xoa dịu cơn phẫn nộ của vị khách. Sau đó, tôi sẽ mời vị khách vào phòng nói chuyện riêng để tránh gây ảnh hưởng tới vị khách khác. Tiếp theo, tôi sẽ thuyết phục khách để lắng nghe vấn đề khách gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm, nếu lỗi từ phía nhà sản xuất, cửa hàng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Nếu lỗi do cách sử dụng của khách, tôi sẽ giải thích cho khách hiểu, hướng dẫn cách sử dụng đúng và đề nghị tặng voucher cho khách để tiếp tục giữ chân khách ghé tới cửa hàng.


Chia sẻ