cá cược thể thao online ekspress - web cá độ thể thao uy tín

Tác dụng chữa bệnh của cây kim anh

Cây Kim anh từ lâu đã được sử dụng trong YHCT làm thuốc chữa bệnh. Tên khoa học: Rosa laevigata Michx. Họ Hoa hồng Rosaceae Cây Kim anh còn có tên gọi khác là Thích lê tử, Cẩm lệ chi, Lại qua, Lại bồ đào, Hồng dương, Đường quán tử, Hồng vụng… Tiếng Tày: Mác nam coi, Mác nam lỳ

1. Nguồn gốc, phân bố, sinh thái

Cây kim anh thuộc loài Rosa laevigata là một loài hoa hồng bản địa ở miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hà Nam, Giang Tô, Chiết Giang, Hổ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên), Đài Loan, Myanmar kéo dài về phía nam tới Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây Kim anh mới chỉ thấy ở 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, tập trung ở các huyện giáp biên giới phía bắc như: Cao Lộc, Bình Gia, Tràng Định, Lộc Bình (Lạng Sơn) và Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Quảng Uyên (Cao Bằng) [1]. Tại đây một số người trồng làm hàng rào vì cây có nhiều gai, trồng bằng cách giâm cành hay đào các cây con có sẵn trên đồi về.

2. Mô tả thực vật

Cây Kim anh thuộc loại cây bụi gai, ưa sáng và ưa ẩm. Cây thường mọc trên các đồi cây bụi thấp hoặc các khu đất trống ở chân núi đá vôi và bờ nương rẫy, trên các loại đất feralit đỏ vàng hay vàng đỏ trên núi, hơi chua. Cây Kim anh ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây có khả năng sinh cây chồi khỏe mạnh sau khi bị chặt, trồng dễ dàng bằng cành.

Dạng sống: Cây nhỏ dạng leo, phân cành nhiều, mọc thành bụi hoặc bò trườn trên các cây bụi hay cây gỗ nhỏ khác tới độ cao khoảng 5 - 10 m. Thân cành hình trụ, nhẵn, màu nâu tía hoặc màu xám nhạt, có gai cong thưa thớt dài tới 4mm. Thân cây có đường kính tới 2cm, mỗi mẩu thân thường có 1 - 2 cành vươn ra rất dài có thể tới 2 - 3m.

Lá kép, mọc so le, gồm 3 lá chét, mép khía răng nhọn. Lá chét hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc thuôn, đầu nhọn; mặt trên màu lục sẫm, nhẵn bóng, không lông; mặt dưới nhạt hơn, đôi khi có gai thẳng ở gân chính, lá chét ở giữa lớn và có cuống dài. Cuống lá kép có rãnh ở mặt trên và gai nhỏ. Có lá kèm nhỏ, hình mũi mác nhọn ở đỉnh, có răng tuyến sớm rụng, tự do hoặc có đế hợp sinh với cuống lá.

Hoa to, màu trắng, mọc đơn độc ở đầu cành hay kẽ lá, đường kính 6 - 10cm, có hương thơm, có cuống dày và dài 1.8 - 3cm, phủ đầy lông cứng màu vàng nhạt. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ ong. Cánh hoa 5, mỏng, bán kép hay kép, hình trứng ngược rộng. Đế cánh hoa rộng bản hình nêm, đỉnh có khía. Lá đài 5, không rụng, có phiến thuôn hẹp hơi ngắn hơn so với cánh hoa, có lông cứng. Nhị rất nhiều, màu vàng. Vòi nhụy tự do, ngắn hơn nhị, có lông tơ. Nhiều lá noãn rời nhau đựng trong đế hoa lõm. Không có lá bắc. Cây ra lá trong thời điểm tháng 12 - 1, ra hoa trong khoảng tháng 3 - 6 và kết quả từ tháng 7 - 11.

Đế hoa lớn lên thành quả giả to, hình trứng, có lông dạng gai cứng. Quả khi chín già bổ dọc, hình bầu dục, dài 2 - 4 cm, rộng 0.3 - 1.2 cm, mép cắt thường quăn gập lại, mặt ngoài màu da cam, nâu đỏ hoặc nâu sẫm bóng, hơi nhăn nheo, có vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích của lá đài, nhị và nhụy, đầu dưới còn sót lại một đoạn cuống ngắn. Trong quả giả có nhiều hạt (quả thật) là quả bế nhỏ, thon dẹt, dài 6 - 7mm, hơi hình 3 cạnh, có góc rất cứng, màu vàng nâu nhạt, đầy lông cứng, có thể có cuống hạt, vị hơi chua ngọt và chát.

3. Công dụng trong YHCT

Tính vị Quả Kim anh: vị hơi ngọt, chua, chát, tính bình. [1]

Quy kinh: thận, tỳ và phế. [1]

Chủ trị: Di tinh, hoạt tinh, di niệu, niệu tần (tiểu nhiều lần); băng kinh, rong huyết, ỉa chảy, lị lâu ngày. [5]

Trong YHCT, quả Kim anh được dùng chữa di tinh, di niệu, đái són, đái rắt, bạch đới, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, ra mồ hôi quá nhiều, ho mạn tính. Liều dùng: 6 - 12g mỗi ngày, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. [1]

4. Công dng trong y học hiện đại

Y học hiện đại coi Kim anh quả là một nguồn vitamin C quan trọng, làm thuốc tăng cường sức đề kháng của cơ thể và cầm máu, thường chế thành mứt hoặc chế biến dưới dạng siro. Cách chế siro Kim anh như sau: Lấy khoảng 100g quả Kim anh đã chế biến, tán bột, ngâm với ½ lít rượu, thỉnh thoảng lắc đều. Khoảng 15 ngày, đem lọc, đun nhỏ lửa cho bay hơi hết rượu đến khi còn khoảng 200ml. Để nguội trộn với 200ml siro, khuấy đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa canh. [1]

Cồn thuốc chế từ quả Kim anh đã loại bỏ hạt dùng để chữa thần kinh bất định, lo âu, trằn trọc khó ngủ. Liều dùng hằng ngày là 15 - 30 giọt. Không dùng quá liều, sau một thời gian dùng thuốc nên nghỉ ngơi để tránh ngộ độc. [1]

Bảng 1.4.3.1. Công dụng trong y học của các phần trong cây

Bộ phận Tác dụng
Rễ Điều kinh
Sát khuẩn
Vỏ rễ Làm se
Quả khô Kháng khuẩn, giảm chướng bụng, dễ tiêu hoá
Quả tươi Giàu vitamin A, C và các flavonoid chống ung thư

5. Một số bài thuốc YHCT có thành phần Kim anh quả

Bài 1. Chữa di mng tinh, bch đới:

Quả Kim anh (bỏ hạt)

Khiếm thực

Hai vị lượng bằng nhau, tán nhỏ làm thành viên bằng, uống 10 - 20 viên/ngày

Bài 2. Chữa đái són, đái rắt:

Quả Kim anh 10g

Tua sen 10g

Tang phiêu tiêu 10g

Sơn dược 12g

Sắc nước uống.

Bài 3. Bổ huyết, ích tinh khí:

Quả Kim anh (bỏ gại, hạt) 160g

Sa nhân 80g

Tán nhỏ, làm thành viên nhỏ bằng hạt ngô với mật, uống lúc đói với rượu nóng, mỗi lần 50 viên.

Bài 4. Thuốc bổ thận, cha di mng tinh, suy nhược thần kinh, đái són:

Quả Kim anh 6 - 12g, tán bột hoặc nấu cao uống; hoặc dùng phối hợp với những vị thuốc khác theo công thức sau:

Kim anh 500g

Ba kích 250g

Tua sen 50g

Hai vị Kim anh và Ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ, cho vào một cái túi vải cùng với Tua sen, rồi nấu với 3 lít nước trong 8 giờ, khi còn khoảng 1 lít đem lọc kỹ, cho thêm đường (1000g), cô đặc còn 1 lít là được. Để nguội thêm vài giọt tinh dầu cam cho thơm. Mỗi ngày uống 2 thìa canh, chia làm 2 lần.

Gần đây, một số cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng trong và ngoài nước đã đưa ra thị trường những chế phẩm thực phẩm chức năng có chứa Kim anh, ví dụ: Passionate lover women (Mỹ), Dược tửu hải mã - Yến sào Khánh Hòa (Công ty TNHH Nhà Nước MTV Yến sào Khánh Hòa)…

DS CKII Hoàng Thị Cúc

BTV Khoa Y Dược (Sưu tầm)


Chia sẻ

Đăng ký xét tuyển Online